Chùa Cầu ở Hội An, Việt Nam, là một kiệt tác kiến trúc với cầu gỗ cổ kính, tọa lạc giữa trung tâm thành phố cổ. Xây dựng vào thế kỷ 17, Chùa Cầu không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là biểu tượng linh thiêng và văn hóa địa phương. Với tầm nhìn ra sông Hoài thơ mộng, gắn liền với truyền thuyết một quái vật tên Namazu.
Chùa Cầu đại diện cho vẻ đẹp lịch sử của Hội An, là biểu tượng tinh tế của thời kỳ hòa quyện văn hóa và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong triều Nguyễn. Vượt qua bốn thế kỷ, dù bị thời gian và sóng gió lịch sử làm thay đổi, Chùa Cầu vẫn hiện hữu với sự yên bình, thu hút du khách bằng kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp huyền bí của nơi này. Hãy cùng LeaseByVin tìm hiểu về Chùa Cầu Hội An nhé!
Đôi nét về Chùa Cầu Hội An – Biểu tượng của Hội An
Lịch sử chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm trong khu vực phố cổ Hội An tại tỉnh Quảng Nam. Vào thế kỷ 17, các thương nhân Nhật Bản đã “góp gạo” để xây dựng một cây cầu, mà đến nay đã trở thành biểu tượng di sản văn hóa phố Hội. Chùa Cầu mang ý nghĩa như một thanh kiếm đâm xuống lưng quái vật Namazu nhằm ngăn chặn sức mạnh đe dọa đến cuộc sống bình yên của người dân. Con quái vật này thường được biết đến với việc quẫy đuôi và mang đến thiên tai như động đất, lũ lụt. Vviệc xây cầu với hy vòn có thể chế ngự và kiểm soát quái vật, từ đó bảo đảm cuộc sống yên bình và ổn định.
Sau một thời gian, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa, nên cây cầu mới được gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cầu là “Lai Viễn Kiều”, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Ngoài ra, Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản.
Những điểm độc đáo của Chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa
Nơi này có sự pha trộn văn hóa đặc sắc bởi Hội An xưa là một thương cảng sầm uất, là điểm gặp gỡ của các thương nhân bôn ba từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ngoài các hội quán, nhà cổ mang đậm dấu tích của người Hoa, người Pháp,…chùa Cầu chính là minh chứng lịch sử sống động cho sự giao thoa văn hóa, kiến trúc sôi nổi thời bất giờ. Những đường nét kiến trúc tinh tế và đậm chất Á Đông của Chùa Cầu Hội An chính là minh chứng lịch sử bền vững cho một thời giao lưu kiến trúc giữa Việt, Nhật và Trung Quốc.
Kiến trúc chùa Cầu Hội An – Kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật Bản
Thành phần chính của Chùa Cầu gồm 2 phần là phần chùa và phần cầu. Ngôi chùa có diện tích khoảng 60m2 và được xây dựng để thờ vị tướng Bắc Đế Trấn Võ. Phần cầu có diện tích là 75m2. Chùa Cầu Hội An với tổng chiều dài khoảng 18m.
Chùa được gọi là “chùa cầu Nhật Bản” do kiến trúc của nó mang đậm đặc nét đặc trưng của Nhật Bản. Ngôi chùa này được xây dựng từ gỗ và nằm trên những cột trụ được làm từ gạch đá, có chiều dài khoảng 18m. Mái che được làm bằng ngói âm dương, và trên cửa chính treo một tấm biển lớn có chữ Hán “Lai – Viễn – Kiều”.
Cả chùa và cầu đều được làm từ gỗ, được sơn và chạm trổ một cách công phu. Trên cả hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ được điêu khắc công phu và hoàn mỉ: một đầu là tượng khỉ, một đầu là tượng chó (thần khỉ và thần chó là hai vị thần trấn giữ quái vật Namazu trong truyền thuyết của người Nhật).
Từ xa, Chùa Cầu nổi bật với đường cong mái che mềm mại, tinh tế và uyển chuyển như cầu vồng, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại. Chùa Cầu Hội An còn là công trình lung linh huyền ảo khi vào đêm, với lồng đèn được treo rực rỡ, thắp sáng cả một đoạn sông Hoài.
Chùa Cầu ở Hội An thờ vị thần nào?
Dù được gọi là chùa, nhưng thực tế nơi này không thờ Phật như các ngôi chùa khác, mà thay vào đó là thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Vị thần này được coi là bảo hộ xứ sở, chống lại phong ba, lũ lụt, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Do đó, hàng năm, không chỉ người dân địa phương Hội An mà còn du khách từ khắp nơi đến thăm nơi này để dâng hương, cầu nguyện, thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, hy vọng tìm thấy chút yên bình trong tâm hồn.
Hình ảnh chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền 20.000 đồng Việt Nam
Vào năm 1990 Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia. Hình ảnh của nó được khắc họa trên tờ tiền polymer 20.000 đồng vào năm 2006 và vẫn được sử dụng đến bấy giờ. Điều này nói lên giá trị to lớn cả về tâm linh lẫn đời thực của ngôi chùa cổ kính nổi tiếng này.
Chùa Cầu gắn bó với đời sống người dân địa phương
Với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quan, thủy tai.
Địa điểm check-in vừa cổ kính, vừa thơ mộng – biểu tượng du lịch của khu phố Cổ
Là cây cầu có giá trị lịch sử to lớn cùng kiểu kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Chùa Cầu trở thành địa điểm phải đến khi ghé thăm Hội An của du khách. Địa điểm này được nhiều du khách chuộng chụp hình với biểu tượng của phố Cổ này bởi vẻ ngoài cổ kính và đậm chất đô thị cổ Hội An đẹp như tranh. Đặc biệt Chùa Cầu Hội An rất thích hợp để bạn chụp những bộ ảnh xinh đẹp cùng tà áo dài duyên dáng. LeasebyVin đã có bài viết về chụp ảnh áo dài Hội An với nhiều thông tin hữu ích. Bạn cùng tham khảo nhé!
Tham quan Chùa Cầu như thế nào?
Địa Chỉ Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm bắc qua một con lạch nhỏ của sông Hoài thơ mộng, tiếp giáp giữa hai đường, Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Địa chỉ: 186 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Map: https://maps.app.goo.gl/CTB3jwTm6obWWQas9
Giờ Mở Cửa Chùa Cầu Hội An
Thời gian mở cửa: Buổi sáng từ 9h – 11h, buổi chiều từ 15h – 22h
Đây là thời điểm mà chùa Cầu mở cửa để khách vào dâng hương và thực hiện các nghi lễ, với niềm tin nhận được sự phù hộ từ thần linh, mang đến nhiều may mắn và thành công. Còn việc tham quan và chụp ảnh bên ngoài thì không bị ràng buộc theo giờ giấc cụ thể bạn nhé.
Giá Vé Tham Quan
Nếu tham quan các ngôi nhà cổ, Hội quán, các bảo tàng,…ở phố cổ bắt buộc bạn phải mua vé 80.000đ/người, còn đối với chùa Cầu thì không cần. Đây là địa điểm nằm ngoài khu vực di sản phố cổ nên được tự do ra vào, du khách không cần phải mua vé tham quan.
Hướng Dẫn Cách Di Chuyển Đến Chùa Cầu Hội An
Phố cổ Hội An nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Quãng đường không quá xa nên bạn có thể lựa chọn nhiều loại hình phương tiện khác nhau để di chuyển.
Nếu di chuyển tự túc bằng phương tiện cá nhân, bạn tham khảo một số tuyến đường sau để tới Chùa Cầu:
- Tuyến đường thứ nhất: Từ trung tâm thành phố bạn đi về đường Võ Văn Kiệt – Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân – Thành phố Hội An.
- Tuyến đường thứ hai: Từ Võ Chí Công – Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân – Thành phố Hội An.
- Tuyến đường thứ ba: Từ cầu vượt ngã ba Huế đi thẳng theo hướng dẫn về Quảng Nam – Vĩnh Điện – rẽ trái qua Huỳnh Thúc Kháng – đi thẳng vào phố cổ.
Thời Điểm Đẹp Nhất Tham Quan Chùa Cầu Hội An
Từ tháng 3 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất để tham quan phố cổ. Vì lúc này thời tiết rất đẹp với bầu trời trong xanh, nắng vàng lung linh, để chụp hình thì khỏi phải bàn. Thời tiết quang đãng vắng mưa rất thích hợpđể tham quan, khám phá và kết hợp tắm biển. Nhưng bạn lưu ý trời khá nắng nóng, khó chịu, nhất là tháng 6, tháng 7. Bạn nên đến tầm 9h sáng hoặc từ 14 – 15h chiều sẽ không có quá nhiều người qua lại nếu thích không gian vắng người.
Ngoài ra, tháng 1, tháng 2 đầu năm cũng là lựa chọn không tồi. Các tháng cuối năm thì tốt nhất bạn nên tránh vì thời điểm này ở Hội An đang là mùa bão lũ.
Lưu ý khi tham quan
Vì đây là điểm du lịch Hội An linh thiêng, nên bạn cần chú ý để tôn trọng không gian và tránh làm ảnh hưởng đến khách tham quan khác
- Lựa chọn những trang phục kín đáo khi đến tham quan nhé
- Hạn chế lớn tiếng, tạo ra tiếng ồn để thể hiện sự tôn trọng và không làm ảnh hưởng đến các vị khách xung quan
- Không đùa giỡn, chạy nhảy khu vực xung quanh Chùa
Các Điểm Du Lịch Gần Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm trong lòng phố cổ nên xung quanh chùa có rất nhiều địa điểm du lịch Hội An hấp dẫn khác mà bạn có thể kết hợp ghé thăm khi đến đây. Hãy cùng điểm qua một vài cái tên nổi bật nhé
Nhà cổ Phùng Hưng
Được xây dựng vào năm 1780 – thời kì hưng thịnh của Hội An phố cổ. Nhà cổ Phùng Hưng đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và là điểm tham quan hoàn hảo với những du khách yêu thích tìm tòi về văn hóa lịch sử địa phương.
- Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Map: https://maps.app.goo.gl/qPAZLUWJBMpEBZoy7
Chợ Hội An
Nếu bạn yêu thích ẩm thực thì địa điểm này là hoàn hảo, bởi Chợ Hội An nổi tiếng với sự phong phú và đầy đủ đồ ăn vặt, hương liệu, rau củ, gia vị, đồ lưu niệm,… Bạn có thể vào tham quan và ăn uống tại chỗ với nhiều sự lựa chọn đến từ món ăn địa phương.
- Địa chỉ: 19 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
- Map: https://maps.app.goo.gl/CTB3jwTm6obWWQas9
Nhà cổ Đức An
Đây là một nơi mang tuổi đời lên đến 180 năm, nổi bật với đường nét thiết kế phương Đông cổ kính, các chi tiết nhà cửa, kiến trúc, nội thất đều được bảo tồn nguyên vẹn. Đến đây bạn sẽ được lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, hiểu sâu hơn về một Hội An xinh đẹp với bề dày lịch sử hào hùng.
- Địa chỉ: Số 129 đường Trần Phú, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Map: https://maps.app.goo.gl/vY1cqkCegCW53b3M7
Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh
Được thành lập từ năm 1994, là nơi trưng bày nhiều di tích cổ độc đáo thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng 950 hiện vật được khai thác từ nhiều cuộc khảo sát, khảo cổ từ năm 1989 đến năm 1994.
- Địa chỉ: 149 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
- Map: https://maps.app.goo.gl/CMuF3F9UMEsz6zsA9
Một số hoạt động vui chơi xung quanh chùa Cầu Hội An
Hội An là địa điểm có nhiều hoạt động vui chơi thú vị, cùng LeasebyVin tham khảo một số hoạt động vui chơi nổi bật khác sau đây nhé:
Show diễn Ký Ức Hội An – sân khấu thực cảnh đẳng cấp thế giới
Đây là buổi biểu diễn nghệ thuật ngoài trời về lịch sử, văn hoá, và bản sắc của Hội An. Với quy mô hoành tráng, 5 tiết mục biểu diễn chính chủ yếu sử dụng vật liệu áo dài truyền thống làm ngôn ngữ để kể lại lịch sử Hội An của 400 năm trước. Sáng tạo, đẳng cấp, tinh tế là ba từ để miêu tả cho Show diễn đặc biệt này.
Sự kết hợp hài hoà giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật thị giác, và nghệ thuật biểu diễn sẽ mang bạn “ngược dòng thời gian, quay về quá khứ” một cách siêu thực với nhiều cung bậc cảm xúc và trải nghiệm khó quên.
Du thuyền trên sông Hoài
Du thuyền trên sông Hoài, một trong những hoạt động giải trí phổ biến tại thành phố cổ Hội An, Việt Nam, mang đến cho du khách một trải nghiệm độc đáo. Sông Hoài yên bình, nước chảy êm đều giữa hai bờ phố cổ tạo nên bức tranh hoài cổ và lãng mạn.
Những chiếc du thuyền truyền thống được trang trí đẹp mắt với những đèn lồng màu sắc, nhẹ nhàng chèo đi trên dòng sông trong ánh đèn dịu dàng của đèn lồng màu sắc. Du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử của Hội An từ những người lái đò tận tâm, ngắm nhìn các cầu cổ kính diệu và những ngôi nhà cổ lịch sự nằm dọc theo bờ sông.
Du thuyền trên sông Hoài không chỉ là một cách thưởng thức vẻ đẹp của Hội An vào buổi tối mà còn là cơ hội để du khách thưởng thức các món ẩm thực ngon miệng với những quán nhỏ ven sông. Từ những bức tranh cổ kính của phố cổ đến sự yên bình của dòng sông, hoạt động du thuyền trên sông Hoài là hành trình lãng mạn và trọn vẹn cho những người muốn tận hưởng không khí truyền thống và văn hóa đặc sắc của thành phố Hội An.
Những câu hỏi thường gặp
Chùa Cầu Hội An tiếng Anh là gì?
Tên tiếng Anh của Chùa Cầu Hội An là “Japanese Covered Bridge” hoặc “The Pagoda Bridge”
Chùa Cầu Hội An ở đâu?
Chùa Cầu Hội An nằm tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Địa chỉ chính xác của chùa là trên con đường Trần Phú, cách trung tâm Hội An chỉ khoảng 300m về hướng tây bắc.
Chùa Cầu Hội An được xây dựng năm nào?
Chùa Cầu Hội An được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được hoàn thành vào năm 1653. Điều này có nghĩa là nó đã tồn tại và hoạt động từ thời kỳ đó và đến ngày nay đã có hơn 350 năm lịch sử.
Chùa Cầu Hội An được UNESCO công nhận vào năm nào?
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, đồng thời là biểu tượng cho sự giao lưu văn hóa truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Chùa Cầu Hội An Thờ Vị Thần Nào?
Chùa Cầu Hội An không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Đây là vị thần bảo hộ của vùng đất xinh đẹp này, ngăn thiên tai, bão lũ, mang lại bình yêu và hạnh phúc cho người dân.
Chụp hình tại Chùa Cầu có tốn phí không?
Chụp hình tại Chùa Cầu không tốn phí. Nếu bạn tham quan các ngôi nhà cổ, Hội quán, các bảo tàng,… ở phố cổ bắt buộc bạn phải mua vé 80.000đ/người. Đặc biệt chú ý có những nơi linh thiêng không cho phép chụp hình bạn nha.
Chùa Cầu có hướng dân viên/phiên dịch viên du lịch không?
Chùa Cầu không có hương dân viên/phiên dịch viên. Bạn có thể tìm loại hình dịch vụ này trong các tour du lịch Hội An hoặc tìm kiếm thuê hương dẫn viên/phiên dịch viên riêng cho mình.
Xem thêm:
Thay lời kết
Chùa Cầu Hội An, biểu tượng văn hóa của thành phố cổ, đã góp phần tạo nên bức tranh độc đáo của Hội An. Với kiến trúc cổ kính với vật liệu gỗ truyền thống, nơi đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là di sản văn hóa Việt Nam. Bảo tồn và truyền thống giữ vững nét đẹp của Chùa Cầu là trách nhiệm của cả cộng đồng và du khách, tạo nên không gian thanh tịnh và hòa mình với vẻ đẹp lịch sử của Hội An. LeaseByVin đã cung cấp thông tin chi tiết về Chùa Cầu Hội An cho bạn tham khảo. Chúc chuyến ghé thăm Chùa Cầu Hội An của bạn nhiều thú vị và đáng nhớ.
Nguồn tham khảo: